XtGem Forum catalog




> chuyên mục: >
Bài viết: Viết bài tập làm văn số 6 lớp 11 văn hay
Ngày đăng: 2015-12-28

Viết bài tập làm văn số 6 lớp 11 văn hay



LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài

- Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."

- Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

- Không có kiến thức khi bước vào đời

-Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi

-Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

-Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

LĐ5: Biện pháp khắc phục

- Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ 8x, 9x chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thàn tích giả.

- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất

- Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

3. Kết bài:

Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục

Ngoài ra đưa thêm các thông tin này vào bài:
Thật đáng buồn khi ngành giáo dục, một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên nhân cách con người, lại nhiễm phải một căn bệnh thành tích trầm kha như vậy. Khi người đào tạo bị nhiễm bệnh thành tích thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là những thế hệ bị nhiễm bệnh thành tích. Như thế quả là tai hại cho xã hội nếu như căn bệnh này tiếp tục hoành hành trong ngành giáo dục như hiện nay.

Bệnh thành tích đang tồn tại trong nhiều ngành, nhiều cấp ở nước ta hiện nay, nhưng sự tồn tại của nó như một căn bệnh kinh niên trong ngành giáo dục là vấn đề đã và đang gây nhiều bức xúc cho dư luận!

Thực trạng bệnh thành tích trong ngành giáo dục nước ta quả là đáng báo động. Nó đem lại cho chúng ta cảm giác ảo về chất lượng giáo dục được nâng lên vượt bậc không ngừng. Điều này được khẳng định qua kết quả thi tốt nghiệp và tỉ lệ lên lớp hàng năm của các bậc học phổ thông. Tin được không khi đa số các địa phương trong cả nước có tỉ lệ học sinh tốt ngiệp trung học phổ thông trên 90%, thậm chí như ở Hà Tây lên đến 99,27%, Hải Phòng, Nam Định gần 99%, trong lúc tỉ lệ học sinh có học lực thực sự yếu kém ở các nhà trường là không nhỏ?!

Thầy giáo Đỗ Viết Khoa, người đã dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực ở hội đồng thi Phú Xuyên A, Hà Tây từng phải nói trong bức xúc rằng: “Khắp nơi trên địa bàn, các em không chịu học, có nhét vào đầu chúng cũng không được chữ nào. Ngay tại hai lớp 11 tôi đang dạy, mỗi lớp không có tới 10% học lực trung bình”. Thực tế như vậy nên con số 99,27% tỉ lệ học sinh THPT ở Hà Tây đỗ tốt nghiệp một cách xứng đáng thì không ai tin!

Một thầy giáo đang dạy ở bậc THPT cho biết: “Nếu như tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hoặc lên lớp thấp thì không những nhà trường mất danh hiệu tiên tiến mà các giáo viên còn bị cắt hết danh hiệu cá nhân như lao động giỏi, lao động tiển tiến… Vì vậy, không giáo viên nào dám để học sinh ở lại lớp, cho dù học lực của học sinh có yếu, điểm kiểm tra có thấp thì cũng phải nâng để chúng lên lớp cho đạt chỉ tiêu…”

Một giáo viên dạy trung học cơ sở cho biết thêm: “Nay cả nước đang phổ cập trung học cơ sở nên ở bậc học này hầu như không có học sinh ở lại lớp, một phần vì quan điểm cho chúng lên lớp để cho xong phổ cập, nhưng quan trọng hơn vì chỉ tiêu thi đua của trường, lớp; không dại gì cho học sinh ở lại để bị trừ điểm thi đua cá nhân và ảnh hưởng đến kết quả thi đua của nhà trường…”

Chung quy lại nguyên nhân sâu xa

Trang: « 1345
Từ ngày 18/1/2017 mình chính thức chuyển sang hoạt động ở website mới. Các bạn hãy truy cập trang web Nhoc18.Blogspot.Com hoặc Nhấn Vào Đây để xem thêm những bài văn hay liên quan nhé
Bài Viết Cùng Chuyên Mục
Viết Bài tập làm văn số 1 Lớp 11 Văn mẫu lớp 11 hay
Viết Bài tập làm văn số 2 Lớp 11 Văn mẫu lớp 11 hay
Viết bài tập làm văn số 3 lớp 11 văn hay
Viết bài tập làm văn số 5 lớp 11 văn hay
Viết bài tập làm văn số 6 lớp 11 văn hay
[ » Xem thêm...]
Develop by Vipgirl
© 2016
Hosting by Xtgem